Ngày 28 tháng 3 năm 2024
Liên kết website

Hội thảo khoa học Truyền thống khoa bảng tỉnh Bắc Giang với Văn Miếu - Quốc Tử Giám

Ngày 30/11/2017, Bảo tàng tỉnh Bắc Giang phối hợp với Trung tâm Hoạt động Văn hóa khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám Hà Nội tổ chức Hội thảo khoa học “Truyền thống khoa bảng tỉnh Bắc Giang với Văn Miếu- Quốc Tử Giám”.

Tham dự Hội thảo có đại diện lãnh đạo của Cục Di sản văn hóa, Viện Sử học, Sở Văn hóa và Thể thao thành phố Hà Nội, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bắc Giang, cùng các nhà khoa học...

Bắc Giang là vùng đất thuộc Kinh Bắc xưa, nổi tiếng có truyền thống hiếu học, khoa bảng. Trải suốt thời kỳ thi cử dưới chế độ quân chủ (1076 -1919), Bắc Giang có tổng số 60 vị đỗ đại khoa, 19 vị tiến sĩ được ghi danh trên Bia Tiến sĩ tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám. Trong số các vị đại khoa người Bắc Giang, có nhiều người nổi danh, đỗ Tam khôi, có những đóng góp lớn lao cho sự phát triển của đất nước, tiêu biểu như: Trạng nguyên Đào Sư Tích (thời Trần); Lại Bộ Thượng thư - Tiến sĩ Thân Nhân Trung (Lê sơ); Lại Bộ Thượng thư - Trạng nguyên Giáp Hải (nhà Mạc); Thượng thư Bộ Binh, Tham tụng Tể tướng - Tiến sĩ Trần Văn Tuyền (Lê Trung hưng)...

Với 22 tham luận, cùng nhiều ý kiến trao đổi thảo luận của các nhà khoa học, Hội thảo tập trung làm rõ những vấn đề sau: Thân thế, sự nghiệp của các vị đại khoa của tỉnh Bắc Giang được ghi danh trên Bia Tiến sĩ tại Văn Miếu- Quốc Tử Giám; Những đóng góp, công trạng của các nhà khoa bảng Bắc Giang đối với Văn Miếu- Quốc Tử Giám và trong công cuộc xây dựng, bảo vệ đất nước trên nhiều lĩnh vực: kinh tế, văn hóa, giáo dục, ngoại giao...; đề xuất một số giải pháp bảo vệ và phát huy những giá trị di sản văn hóa liên quan đến các danh nhân khoa bảng tỉnh Bắc Giang./.

Liên kết website