Ngày 16 tháng 10 năm 2024
Liên kết website

Hội nghị quốc tế về Chương trình Ký ức thế giới và Diễn đàn chính sách toàn cầu lần thứ 4

Từ ngày 28 - 29/10/2024, Hội nghị quốc tế về Chương trình Ký ức thế giới (MOW) dự kiến sẽ được diễn ra tại Paris với 01 ngày dành riêng cho Diễn đàn Chính sách Toàn cầu lần thứ 4. Diễn đàn lần này tập trung vào việc giới thiệu cơ chế triển khai các hoạt động về quản lý rủi ro thiên tai của các cộng đồng thực hành liên khu vực (ví dụ như các tổ chức lưu giữ ký ức, các tổ chức giáo dục...) nhằm nêu bật tính trung tâm của di sản tư liệu như một nguồn lực chung để thúc đẩy sự hiểu biết, khoan dung, hợp tác quốc tế...

Hội nghị sẽ quy tụ các đối tác và chuyên gia chủ chốt từ các Ủy ban quốc gia và khu vực hiện có của MOW (Ủy ban Ký ức Thế giới khu vực châu Á - Thái Bình Dương (MOWCAP), Ủy ban Ký ức Thế giới khu vực Mỹ Latinh và Caribe (MOWLAC) và Ủy ban  Ký ức Thế giới châu Phi (ARCMOW)) cũng như các tổ chức quốc tế hoạt động trong lĩnh vực di sản tư liệu, các Ủy ban quốc gia và Văn phòng đại diện của UNESCO.

Hội nghị nhằm nhấn mạnh việc bảo vệ và phát huy di sản tư liệu như những công cụ mạnh mẽ để thúc đẩy sự hiểu biết, hợp tác quốc tế và nuôi dưỡng hòa bình lâu dài, có thể được sử dụng cho sự hiểu biết, hợp tác quốc tế và sự gắn kết xã hội ở mọi cấp độ: địa phương, quốc gia, khu vực và quốc tế, tạo điều kiện cho sự đoàn kết. Thông qua việc xem xét giá trị các di sản tư liệu, mọi người có được đánh giá sâu sắc hơn về sự phức tạp của các yếu tố hình thành nên quan điểm văn hóa trong quá trình hình thành và phát triển của con người, xã hội. Thông qua sự đồng cảm, di sản tư liệu đặt nền tảng cho đối thoại và hợp tác mang tính xây dựng, vượt qua các khuôn mẫu và định kiến thúc đẩy hợp tác quốc tế.

Mục tiêu, vấn đề, kết quả

Hội nghị sẽ xoay quanh vấn đề: Làm thế nào để di sản tư liệu có thể được sử dụng như một nguồn kiến thức cho sự hiểu biết và hợp tác quốc tế trong thời kỳ khủng hoảng cả trong quốc gia và giữa các quốc gia.

Ngoài ra, Hội nghị sẽ tập trung vào:

• Khám phá cơ sở kiến thức của di sản tư liệu như là hiện thân của sự hiểu biết và hợp tác quốc tế giữa các quốc gia thành viên và các tổ chức ký ức của họ.

• Tiếp cận mối liên hệ giữa di sản tư liệu, sự hiểu biết và hợp tác quốc tế, khả năng giải quyết các cuộc khủng hoảng (ví dụ, bùng nổ chiến tranh, tình trạng khẩn cấp, đại dịch, v.v.)

• Chia sẻ kinh nghiệm từ các nghiên cứu điển hình của quốc gia, khu vực và quốc tế về di sản tư liệu liên quan đến việc thúc đẩy sự hiểu biết và hợp tác quốc gia, khu vực và quốc tế trong các mô hình khủng hoảng khác nhau.

• Cung cấp góc nhìn so sánh về vai trò của các tổ chức ký ức trong thời kỳ khủng hoảng

• Tiếp tục tập trung vào công tác chuẩn bị ứng phó thảm họa như một cơ sở để xây dựng hợp tác quốc tế giữa các tổ chức ký ức

• Xem xét các giới hạn và khả năng hợp tác quốc tế trong quá trình chuẩn bị và các trường hợp khẩn cấp

• Phân tích cách thức đổi mới công nghệ có thể được tận dụng để thúc đẩy di sản tư liệu nhằm tăng cường sự hiểu biết và hợp tác quốc tế.

• Nghiên cứu cách các tổ chức ký ức ở các quốc gia đang phát triển có thể triển khai các hoạt động thực hành tốt nhất trong việc xác định, bảo tồn và tiếp cận di sản tư liệu, qua đó nâng cao hiểu biết sâu sắc hơn về tầm quan trọng quốc tế của di sản tư liệu đó.

• Xác định vai trò mà các tổ chức ký ức có thể đóng góp trong việc đảm bảo tiếng nói của phụ nữ được bảo tồn và lắng nghe trong lịch sử, bao gồm việc tăng cường sử dụng di sản tư liệu của các nhà giáo dục để giảng dạy về sự phát triển của các vai trò giới và cuộc đấu tranh cho bình đẳng giới.

• Tận dụng chính sách để tập trung vào di sản tư liệu như một công cụ quan trọng trong việc thúc đẩy sự hiểu biết và hợp tác quốc tế giữa các quốc gia thành viên UNESCO.

Trong khuôn khổ Hội nghị, sẽ tổ chức một triển lãm tại Trụ sở UNESCO để giới thiệu các bộ sưu tập được ghi danh trong Danh mục Di sản tư liệu thế giới của MOW và các tổ chức đối tác quốc tế quan trọng. Đồng thời, Diễn đàn Chính sách Toàn cầu lần thứ 4 sẽ nêu bật những thành tựu đã đạt được trên thực tế kể từ Diễn đàn đầu tiên được tổ chức, tập trung vào các vấn đề chính sách liên quan đến việc bảo tồn và khả năng tiếp cận di sản tư liệu trong Khung SENDAI về giảm thiểu rủi ro thiên tai - một sự thay đổi từ chính sách sang thực tiễn.

Tuyết Chinh

(Lược dịch)

Liên kết website