Ngày 29 tháng 3 năm 2024
Liên kết website

Hàn Quốc đăng cai tổ chức Phiên họp của Ủy ban Liên Chính phủ về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể

Kỳ họp thứ 12 của Ủy ban Liên Chính phủ về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể sẽ diễn ra từ ngày 4 đến ngày 8 tháng 12 năm 2017 tại Seoul (Hàn Quốc) và do Đại sứ Lee Byong-hyun, Phái đoàn Hàn Quốc bên cạnh UNESCO chủ trì.

Quyết định này được đưa ra ngày 02 tháng 12, tại Addis Ababa, trong kỳ họp thứ 11 của Ủy ban với sự tham gia của đại diện 24 quốc gia thành viên thuộc Công ước UNESCO về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể, để quyết định các biện pháp bảo vệ về: biểu đạt truyền khẩu, nghệ thuật trình diễn, tập quán xã hội, tín ngưỡng và lễ hội, tri thức liên quan đến tự nhiên và vũ trụ, kĩ năng sản xuất hàng thủ công truyền thống...

Tại cuộc họp này, Ủy ban Liên Chính phủ đã chọn ra 5 Chương trình sẽ đưa vào Danh mục đăng ký thực hành bảo vệ tốt nhất (đưa tổng Danh mục này lên 17 chương trình), nhằm mục đích thúc đẩy các chương trình, dự án và hoạt động tối ưu phản ánh các nguyên tắc và mục tiêu của Công ước. Bên cạnh đó, 4 di sản (trên tổng số 5 hồ sơ đề cử) được ghi vào Danh sách di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp và 33 di sản (trên tổng số 37 hồ sơ đề cử) ghi vào Danh sách di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Ủy ban cũng thông qua việc hỗ trợ tài chính với tổng số tiền 230.000 đô la Mỹ cho Campuchia để bảo vệ khẩn cấp Chaipei Dang Veng - một truyền thống âm nhạc với nét đặc biệt của đàn luýt (chapei) cùng với hát trình diễn. Hiện chỉ còn 2 nghệ nhân bậc thầy về Chapei còn sống, nhưng do tuổi tác họ không còn thực hành nữa, nên, Campuchia đã đệ trình kế hoạch bảo vệ với sự tư vấn của các tổ chức giáo dục nghệ thuật, bao gồm: các địa điểm và thời gian thực hành âm nhạc, đào tạo giáo viên về Chapei, chương trình học bổng cho nghệ nhân trẻ, cũng như khôi phục lễ hội.

Ủy ban Liên Chính phủ cũng đề xuất các vấn đề xung đột và thiên tai đối với di sản văn hóa phi vật thể trong trường hợp khẩn cấpvà kêu gọi các quốc gia thành viên thuộc Công ước: “đảm bảo các cộng đồng, nhóm người và cá nhân, đặc biệt chú ý đến những người bị ảnh hưởng…, có quyền tiếp cận các hiện vật, không gian tưởng niệm văn hóa và tự nhiên, mà sự tồn tại của họ là cần thiết cho biểu đạt của di sản văn hóa phi vật thể”. 

Liên kết website