Ngày 23 tháng 4 năm 2024
Liên kết website

Hiến chương Bảo tồn Di sản số

HIẾN CHƯƠNG BẢO TỒN DI SẢN SỐ 

 

Đại hội đồng Tổ chức Giáo dục, khoa học và Văn hoá Liên hợp quốc, 

Xét thấy việc biến mất của di sản dưới bất cứ hình thức nào đều làm suy giảm vốn di sản của mọi quốc gia 

Nhắc lại rằng Hiến chương UNESCO đã quy định Tổ chức này có nhiệm vụ duy trì, tăng cường và truyền bá chi thức thông qua việc bảo tồn các di sản thế giới như sách báo, tác phẩm nghệ thuật, các tượng đài lịch sử và khoa học; rằng Chương trình ‘’ Thông tin cho tất cả mọi người “ tạo cơ sở cho các cuộc tranh cãi và hành động về các chính sách thông tin cũng như các tri thức được lưu giữ ; và rằng Chương trình  ‘Ký ức của thế giới ‘’ đảm bảo việc bảo tồn và tiếp cận toàn cầu đối với các di sản tư liệu của thế giới 
    
Nhận thấy rằng những nguồn thông tin và cách biểu đạt sáng tạo như vậy càng ngày càng được thiết lập, phân phối, tiếp cận và duy trì dưới hình thức số, tạo nên một loại di sản mới - di sản số,
    
Nhận thức rằng việc tiếp cận hình thức di sản này sẽ tạo ra các cơ hội lớn hơn cho việc sáng tạo, trao đổi và chia sẻ thông tin giữa các dân tộc, 
    
Nhận thức rằng di sản số đang có nguy cơ biến mất và việc bảo tồn chúng vì lợi ích của các thế hệ hôm nay và mai sau là một vấn đề cấp thiết mà toàn thế giới quan tâm,

Tuyên bố những nguyên tắc và thông qua Hiến chương dưới đây.

1. DI SẢN SỐ LÀ NHỮNG TÀI SẢN CHUNG 

Điều 1. Phạm vi 

1.Di sản số là những nguồn kiến thức hoặc cách diễn đạt độc đáo của con người. Nó bao gồm các nguồn kiến thức văn hoá, giáo dục, khoa học, kỹ thuật, pháp luật, y tế và các hình thức thông tin khác được tạo nên nhờ công nghệ số, hoặc chuyển sang hình thức số, từ những nguồn tương tự. Nơi những nguồn này ‘’ bản chất là số’’ không có hình thức nào khác vật lập thể số 

2.Các chất  liệu số gồm các văn bản, các cơ sở dữ liệu các hình ảnh động và tĩnh , băng đĩa , đồ thị, phần mềm và các trang web bên cạnh hệ thống các hình thức rộng lớn ngày càng phát triển. 

Chúng thường không tồn tại được lâu và cần được sáng tạo, duy trì và quản lý một cách có mục đích .

3.Rất nhiều nguồn trong số này có giá trị và tầm quan trọng lâu dài, do đó hình thành nên một di sản cần phải được bảo vệ và gìn giữ cho những thế hệ hôm nay và mai sau. Di sản luôn luôn phát triển có thể tồn tại bằng bất cứ ngôn ngữ nào, ở bất cứ đâu trên thế giới và ở bất cứ lĩnh vực biểu biết nào của con người.

Điều 2. Tiếp cận di sản số

1.Mục đích của việc bảo tồn di sản số là đảm bảo cho công chúng vẫn tiếp cận được nó. Do đó, việc tiếp cận các di sản kỹ thuật số, đặc biệt là những di sản thuộc lĩnh vực công cộng không nên có những hạn chế vô lý. Đồng thời những thông tin cá nhân nhậy cảm cũng nên được bảo vệ khỏi bất cứ hình thức nào. 

2.Các quốc gia thành viên có thể hợp tác với các tổ chức và thể chế quốc tế trong việc phát triển một môi trường pháp lý và thực tiễn nhằm tối đa hoá khả năng tiếp cận di sản kỹ thuật số. Sự cân bằng giữa lợi ích pháp lý của nhà sản xuất với những quyền và lợi ích khác của công chúng trong việc tiếp cận đi sản số nên được khẳng định và thúc đẩy, phù hợp với những thông lệ và hiệp định quốc tế.

2. BẢO VỆ CÁC DI SẢN SỐ KHỎI BIẾN MẤT

Điều 3. Mối đe dọa biến mất

1.Di sản số của thế giới đang đứng trước nguy cơ biến mất đối với thế hệ mai sau. Nguyên nhân bao gồm sự lỗi thời nhanh chóng của các phần cứng và phần mềm soạn thảo ra chúng, sự thiếu chắc chắn về các nguồnm, trách nhiệm và phương pháp duy trì và bảo tồn cũng như việc thiếu hệ thống pháp lý.

2.Sự thay đổi về kỹ thuật đã kéo theo sự thanh đổi về quan niệm . Cuộc cách mạng số diễn ra qua nhanh chóng và tốn kém đối với các chính phủ và thể chế trong việc phát triển các chiến lược bảo tồn đúng lúc. Sự đe doạ đối với tiềm năng kinh tế xã hội chi thức và văn hoá của di sản – nền tảng của tương lai – vẫn chưa được giải quyết triệt để.

Điều 4. Sự cần thiết phải hành động 

Trừ khi những mối quan hệ đe doạ hiện thời được giải quyết, sự mất mát các di sản số diễn ra nhanh chóng và không thể tránh khỏi. Các quốc gia tthành viên sẽ có lợi thông qua việc khuyến khích các biện pháp pháp luật, kinh tế và kỹ thuật để bảo vệ an toàn cho các di sản. Cần phải nâng cao nhận thức và sự ủng hộ, cảnh báo các nhà hoạch định chính sách và làm cho công chúng nhậy cảm với tiềm năng của truyền thông số cũng như tính thực tiễn của việc bảo tồn.

Điều 5. Tính liên tục của di sản số 

Tính liên tục của di sản số là vấn đề cốt yếu. Để bảo tồn di sản số, các biện pháp cần phải được áp di sảnụng thông qua vòng quay thông tin số, từ việc sản xuất đến tiếp cận. Qua trình bảo tồn dài hạn di sản số bắt đầu bằng việc thiết lập kế các hệ thống và thủ tục tin cậy để tạo ra những vật thể sống tương đồng và ổn định.

3. CÁC BIỆN PHÁP CẦN THIẾT 

Điều 6. Phát triển các chiến lược và chính sách 


Các chiến lược và chính sách bảo tồn di sản số cần phải được phát triển trong sự xem xét đến mức độ cấp thiết, các điều kiện địa phương , các biện pháp hiện có và những dự án tương lai. Sự hợp tác giữa chủ sở hữu bản quyền và những quyền lợi liên quan với các cổ đông khác trong việc xây dựng những chuẩn mực và sự tương thích chung, và việc chia sử nguồn tài nguyên sẽ làm cho vấn đề này trở nên dễ dàng hơn.

Điều 7. Liên hợp quốcựa chọn cái gì nên giữ

Đối với tất cả các tài nguyên tư liệu thì những nguyên tắc lựa chọn có thể rất khác nhau tuỳ từng quốc gia, cho dù các tiêu chuẩn chính để quyết định giữ những nguyên liệu số nào bao gồm tầm quan trọng và các giá trị văn hoá, khoa học chứng cớ cũng như các giá trị lâu dài khác . Những nguyên liệu ‘’ bản chất số” rõ ràng sẽ được yêu tiên. Các quyết định lựa chọn và việc xem xét lại sau đó cần phải được thực hiện theo một cách có trách nhiệm phải di sản trên những nguyên tắc, chính sách , thủ tục và chuẩn mực định trước.

Điều 8. Bảo tồn di sản số  
          
1.Các quốc gia thanh viên cần có khung pháp lý và thể chế bảo đảm cho việc bảo tồn di sản số

2.Là một nhân tố quan trọng trong chính sách bảo tồn quốc gia, các nguyên tắc pháp luật cũng nhe các tài khoản pháp lý hay tự nguyện ở các thư viện, các kho lưu trữ, các viện bảo tàng và các kho chứa công cộng được coi là di sản số.

3.Việc tiếp cận các nguyên liệu di sản số được lưu giữ hợp pháp trong những giới hạn hợp lý nên được khẳng định mà không gây ra những định kiến Các khuôn khổ pháp lý và kỹ thuật cho tính xác thực có ý nghĩa rất quan trọng trong việc ngăn chặn việc điều khiển hoặc thay đổi có chủ ý các di sản số. Cả hai đều đòi nỏi nội dung, tính xác thực của các tập tin và các tư liệu phải được giữ nguyên ở mức độ cần thiết để đảm bảo ban ghi tương tự .đối với việc khai thác thông thường. 

Điều 9. Bảo tồn di sản văn hóa

1. Di sản văn hoá vốn không bị giới hạn về mặt thời gian, địa lý, văn hoá hay phạm vi. Nó mang đặc điểm văn hoá song lại rất di sảnễ tiếp cận đối với tất cả mọi người trên thế giới. Các dân tộc đa số, một cá nhân có thể nói chuyện với khán giả toàn cầu.

2. Di sản số của các khu vực, các quốc gia và cộng đồng nên được bảo tồn và mở cửa, từ đó có thể đảm bảo sự thể hiện của các dân tộc, các quốc gia, các nền văn hoá và các ngôn ngữ.

4. TRÁCH NHIỆM

Điều 10. Vai trò và trách nhiệm


1.Các quốc gia thành viên nên đặt một hoặc một số cơ quan đảm nhận trách nhiệm bảo tồn di sản số và làm cho việc tiếp cận các nguồn nguyên liệu trở nên dễ dàng hơn. Việc chia sẻ nhiệm vụ và trách nhiệm có thể dựa trên các vai trò hiện hành và ý kiến của giới chuyên môn.

2.Các biện pháp nên được áp dụng nhằm;

a)Thúc đẩy các nhà phát triển phần cứng và phần mềm , các nhà phát minh, các nhà xuất bản, các nhà xản xuất, và phân phối các nguồn nguyên liệu số cũng như các đối tượng khác trong khu vực kinh tế tư nhân hợp tác với các thư viện, kho lưu trữ, bảo tàng quốc gia và các tổ chức di sản công cộng khác trong việc bảo tồn di sản số;

b)Phát triển việc đào tạo và nghiên cứu, chia sẻ kinh nghiệm và kiến thức giữa các thể chế và hiệp hội chuyên nghiệp có liên quan;

c)Khuyến khích các trường đại học và các tổ chức nghiên cứu khác, cả công lẫn tư nhân, đảm bảo việc bảo tồn các dữ liệu nghiên cứu 

Điều 11. Sự cộng tác và hợp tác

1.Việc bảo tồn di sản số đòi hỏi những cố gắng bền bỉ của các ngành chính phủ, các nhà sáng chế, xuất bản, các ngành công nghiệp liên quan và các tổ chức di sản.

2.Cần thiết phải tăng cường hợp tác và đoàn kết quốc tế nhằm tạo điều kiện cho các quốc gia đảm bảo việc sáng tạo, truyền bá, bảo tồn, và tiếp cận liên tục các di sản số.

3.Các ngành công nghiệp, các nhà xuất bản và các phương tiện thông tin đại chúng được khuyến khích thúc đẩy và chia sẻ kiến thức cũng như các ý kiên chuyên gia về mặt kỹ thuật.

4.Việc kích thích các chương trình giáo dục và đào tạo, các hiệp định chia sẻ nguồn nguyên liệu cũng như việc truyền bá các kết quả nghiên cứu và các thử nghiệm tốt nhất sẽ dân chủ hoá việc tiếp cận các kỹ thuật bảo tồn di sản số.

Điều 12. Vai trò của UNESCO 

UNESCO, dựa trên nhiệm vụ và chức năng của mình, có trách nhiệm
Liên kết website