Ngày 16 tháng 4 năm 2025
Liên kết website

Hoạt động hưởng ứng Ngày Quốc tế bảo tàng (18/5/2024)

Ngày 15/03/2024, Cục Di sản văn hóa có Công văn số 216/DSVH-QLBT&DSTL gửi các bảo tàng trong hệ thống bảo tàng Việt Nam về việc định hướng hoạt động hưởng ứng Ngày Quốc tế bảo tàng (18/5).

Theo đó, Cục Di sản văn hóa và ICOM Việt Nam giới thiệu chủ đề hoạt động của ICOM năm 2024 và đề ra một số định hướng để các bảo tàng chủ động nghiên cứu, xây dựng kế hoạch và tổ chức các hoạt động gắn với nhiệm vụ thường xuyên năm 2024, cụ thể như sau:

1. Hướng dẫn của ICOM về Ngày Quốc tế bảo tàng 2024

Với chủ đề “Bảo tàng vì giáo dục và nghiên cứu” (Museums for Education and Research), Ngày Quốc tế bảo tàng năm 2024 là dịp để nhấn mạnh vai trò then chốt cung cấp một trải nghiệm giáo dục toàn diện của các thiết chế văn hóa. Trong đó, bảo tàng có vai trò như là các trung tâm khuyến khích học tập, thúc đẩy sự tìm tòi, sáng tạo và xây dựng tư duy phê phán của khách tham quan. Từ nghệ thuật và lịch sử đến khoa học và công nghệ, bảo tàng là những không gian quan trọng nơi giáo dục và nghiên cứu gặp nhau để hình thành hiểu biết của chúng ta về thế giới. Năm 2024, ICOM sẽ tập trung vào những mục tiêu sau:

Mục tiêu 4: Giáo dục chất lượng - Đảm bảo tính công bằng và bao hàm trong giáo dục chất lượng, thúc đẩy cơ hội học tập suốt đời cho tất cả mọi người.

Mục tiêu 9: Công nghiệp, đổi mới và hạ tầng - Xây dựng hạ tầng đáp ứng thực tiễn, thúc đẩy công nghiệp bền vững, bao gồm và khuyến khích đổi mới.

Đồng thời, định hướng các hoạt động của bảo tàng cụ thể:

- Tổ chức hội thảo tương tác giới thiệu các bộ sưu tập của bảo tàng, khuyến khích học hỏi thực hành và khám phá.

- Hỗ trợ dự án hợp tác nghệ thuật được truyền cảm hứng bởi các chủ đề nghiên cứu, tham gia khách tham quan vào quá trình sáng tạo.

- Tổ chức những buổi diễn thuyết của diễn giả, học giả hoặc chuyên gia để thảo luận về các chủ đề liên quan đến trưng bày của bảo tàng, thúc đẩy các cuộc thảo luận chia sẻ kiến thức.

- Triển khai các chuyến tham quan có hướng dẫn với sự tập trung vào các khía cạnh giáo dục của trưng bày, cung cấp thông tin sâu sắc về nghiên cứu phía sau các bộ sưu tập của bảo tàng.

- Tổ chức các chuyến tham quan đặc biệt đưa khách tham quan tìm hiểu thêm về hoạt động phía sau của các trưng bày, cung cấp cái nhìn sơ bộ về nghiên cứu và công việc bảo quản của bảo tàng.

- Trình bày các dự án nghiên cứu đang diễn ra hoặc gần đây thông qua trưng bày, áp phích hoặc công nghệ đa phương tiện, nhấn mạnh cam kết của bảo tàng trong việc chia sẻ kiến thức.

- Phát triển trưng bày tương tác đặc biệt khuyến khích khách tham quan tham gia vào hoạt động/thử nghiệm giáo dục liên quan đến các chủ đề của bảo tàng.

- Xây dựng các trò chơi hoặc cuộc thi để kiểm tra kiến thức của khách tham quan về các bộ sưu tập của bảo tàng, khuyến khích trải nghiệm vui vẻ và giáo dục.

- Hình thành các nội dung số, tổ chức các tọa đàm, hội thảo trực tuyến hoặc trưng bày ảo phục vụ khách tham quan toàn cầu, quảng bá nội dung giáo dục của bảo tàng vượt qua ranh giới vật lý.

- Tổ chức thảo luận nhóm với các nhà nghiên cứu, giáo viên và chuyên gia bảo tàng về các chủ đề liên quan đến sứ mệnh và các bộ sưu tập của bảo tàng.

- Hợp tác với các trường học địa phương, đại học và nhóm cộng đồng để mở rộng các hoạt động giáo dục và các sáng kiến nghiên cứu ra ngoài bảo tàng.

- Tổ chức cuộc gặp gỡ giữa các chuyên gia, nhà nghiên cứu với khách tham quan, khuyến khích các câu hỏi để hiểu rõ hơn về công việc đằng sau hậu trường của bảo tàng.

- Phát triển trưng bày ngắn hạn về các chủ đề nghiên cứu cụ thể, cung cấp khám phá và giải thích sâu sắc về các vấn đề liên quan.

- Thiết lập các đối tác với cơ sở giáo dục để tổ chức các sự kiện, dự án hoặc sáng kiến chung phù hợp với Ngày Quốc tế bảo tàng.

- Sử dụng các nền tảng truyền thông xã hội để chia sẻ rộng rãi đến những khách tham quan trực tuyến về nội dung giáo dục và điểm mới trong kết quả nghiên cứu của bảo tàng.

  2. Định hướng hoạt động của các bảo tàng ở Việt Nam

- Chủ động nghiên cứu chủ đề của ICOM năm 2024 để triển khai các hoạt động trưng bày, giáo dục di sản văn hóa và truyền thông của bảo tàng.

- Tăng cường công tác nghiên cứu chuyên môn, đổi mới hoạt động xây dựng nội dung trưng bày bảo tàng theo xu hướng tiếp cận nghiên cứu liên ngành, đa ngành; xây dựng các sưu tập hiện vật có giá trị, tăng cường nghiên cứu, bổ sung thông tin cho các sưu tập phục vụ việc phát huy giá trị.

  • Tăng cường các hoạt động giáo dục, khuyến khích xây dựng các chương trình giáo dục di sản văn hóa có chất lượng, hướng tới các nhóm khách tham quan chuyên sâu, mong muốn tìm hiểu, nghiên cứu về di sản văn hóa, lịch sử dân tộc. Khuyến khích các bảo tàng có kinh nghiệm trong việc thực hiện xây dựng cơ sở dữ liệu cơ bản về các chương trình giáo dục di sản văn hóa, dễ thực hiện và chia sẻ với các bảo tàng, trường học khác.
  • Tăng cường công tác chuyển đổi số trong các hoạt động của bảo tàng, từ nghiên cứu, sưu tầm đến trưng bày, giáo dục di sản văn hóa và truyền thông quảng bá. Nghiên cứu ứng dụng đa dạng các loại hình công nghệ có thể ứng dụng trong trưng bày giới thiệu di sản văn hóa, phù hợp với xu hướng phát triển công nghệ trong thời gian tới.
  • Thực hiện các hướng dẫn về tuyên truyền kỷ niệm các ngày lễ lớn và sự kiện lịch sử quan trọng trong năm 2024 của Ban Tuyên giáo Trung ương (Hướng dẫn số 126-HD/BTGTW ngày 19/12/2023).

Mỗi năm, ICOM tạo một áp phích Ngày Quốc tế bảo tàng để minh họa chủ đề, đồng thời mời các bảo tàng tham gia chỉnh sửa nó theo nhu cầu của từng bảo tàng (quảng bá cho sự kiện, trưng bày, thêm các yếu tố địa phương, thay đổi màu sắc).

Địa chỉ nhận áp phích gốc và bản tiếng Việt theo link sau:

https://imd.icom.museum/international-museum-day-2023/the-poster/./.

Đỗ Hằng

Liên kết website