Ngày 19 tháng 4 năm 2024
Liên kết website

Đài thờ Trà Kiệu

Chất liệu: Đá sa thạch. 
Kích thước: cao: 128 cm; dài: 190 cm; rộng: 190cm. 
Niên đại: Thế kỷ VII - VIII. 
Loại hiện vật: Cổ vật, Văn hóa Chăm Pa.

Mô tả tóm tắt: Đài thờ gồm hai phận: phần trên khối tròn, phần dưới khối vuông, bốn cạnh có chạm khắc các nhân vật, trong đó có một cạnh chạm khắc 11 nhân vật hình dáng gần giống nhau, trong tư thế múa; 3 cạnh còn lại chạm khắc các nhân vật với các hình dáng, tư thế khác nhau, cảnh sinh hoạt tôn thờ của các vị thần, cánh sen cách điệu 2 lớp, mỗi lớp 18 cánh. Trên cùng là một linga được phục chế giả định bằng xi măng … Đài thờ có hai phần, phần trên gồm hai khối tròn, phần dưới khối vuông, tiêu biểu cho một dạng đài thờ Chămpa với một đế vuông và hai bệ tròn đối xứng, bệ trên có hình dáng một yoni, là bể chứa nước tắm các thần tượng (linga hoặc tượng thần khác) trong các dịp tế lễ.

Giá trị tiêu biểu: Đài thờ Trà Kiệu là hiện vật tiêu biểu cho sự tồn tại của một khu kinh thành và thờ tự của Chămpa có tên gọi là Simhapura (cách đây 1000 năm tại Trà Kiệu). Các chạm khắc hình người trên đài thờ tiêu biểu cho một phong cách nghệ thuật Chămpa, phong cách Trà Kiệu, với 4 mặt trang trí thể hiện hoàn chỉnh một chủ đề trong thần thoại, tiêu biểu cho sự giao lưu, ảnh hưởng văn hóa Ấn Độ và Đông Nam Á. Đặc biệt là các chi tiết nghệ thuật trên búi tóc, trang sức, y phục và dáng điệu của các vũ nữ trên đài thờ Trà Kiệu đạt tính chất điển hình để khái quát, khi nghiên cứu so sánh các phong cách nghệ thuật Chăm Pa và các nước Đông Nam Á.

Đơn vị lưu giữ: Bảo tàng Điêu khắc Chăm, thành phố Đà Nẵng.

(Theo Hồ sơ di sản, tư liệu Cục Di sản văn hóa)
Liên kết website