Ngày 26 tháng 4 năm 2024
Liên kết website

UNESCO ghi danh 34 di sản vào Danh sách di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại

Từ ngày 07- 08/12/2017, Ủy ban Liên Chính phủ về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể họp tại Jeju, Hàn Quốc đã ghi danh 34 di sản văn hóa phi vật thể, thuộc 36 quốc gia vào Danh sách di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

 

Theo đó, các di sản bao gồm:

1. Al-Qatt Al-Asiri - trang trí tường nội thất truyền thống dành cho nữ giới ở Asir (Saudi Arabia);

2. Kochari - điệu nhảy nhóm truyền thống (Armenia); 

3. Làm và chia sẻ “dolma” (bữa ăn truyền thống), một dấu hiệu nhận diện văn hóa (Azerbaijan); 

4. Nghệ thuật dệt vải truyền thống Shital Pati ở vùng Sylhet (Bangladesh); 

5. Những chuyến hành hương trong nghi lễ Alasita ở La Paz (Bolivia);

6. Nghệ thuật khắc gỗ Konjic (Bosnia và Herzegovina); 

7. Những thực hành văn hóa liên quan đến ngày 01 tháng Ba (Bulgaria; Macedonia; Moldova và Romania); 

8. Zaouli - ca múa nhạc phổ thông của các cộng đồng Guro ở Bờ Biển Ngà; 

9. Thơ ca Punto (Cuba); 

10. Trò chơi Assyk truyền thống của người Kazakh (Kazakhstan); 

11. Thủ công mỹ nghệ làm bằng đất sét của vùng Estremoz (Bồ Đào Nha); 

12. Nghệ thuật chế tạo đàn dương cầm và nhạc cụ thủ công (Đức); 

13. Nghệ thuật âm nhạc Rebetiko (Hy Lạp); 

14. Lễ hội Kumbh Mela(Ấn Độ); 

15. Pinisi - Nghệ thuật đóng tàu ở Nam Sulawesi (Indonesia); 

16. Chogān - Trò chơi cưỡi ngựa kết hợp với âm nhạc và kể chuyện (Iran);

17. Nghệ thuật chế tác và biểu diễn Kamantcheh/Kamancha - nhạc cụ dây cung (Iran và Azerbaijan);

18. Nghệ thuật trình diễn nhạc cụ Uilleann(Ireland);

19. “Pizzaiuolo” (nghệ thuật nấu ăn) của người Napoli (Italia);

20. Kok boru - Trò chơi ngựa truyền thống (Kyrgyzstan);

21. Nsima - ẩm thực truyền thống của Malawi;

22. Sega tambour (nghệ thuật âm nhạc) của Đảo Rodrigues (Mauritius);

23. Cối xay gió và cối xay nước thủ công (Hà Lan);

24. Các quy trình kỹ thuật và thủ công để lấy sợi thực vật cho việc dệt “talcos”, “crinejas” và “pintas” dùng làm mũ “pintao” (Panama);

25. Hệ thống dự đoán nước truyền thống ở Corongo (Peru);

26. Kolo - điệu múa dân gian truyền thống (Serbia);

27. Hát song ca Horehronie (Slovakia);

28. Phong tục chạy vòng quanh đến từng của các Kurenti (quỷ) (Slovenia);

29. Hội hóa trang Basel (Thụy Sĩ);

30. Lễ hội Mùa xuân Hıdrellez (Macedonia; Thổ Nhĩ Kỳ);

31. Nghi thức ca múa Kushtdepdi (Turkmenistan);

32. Nghệ thuật Bài Chòi ở Trung Bộ (Việt Nam);

33. Âm nhạc Khaen của người Lào (Lào);

34. Hát Xoan Phú Thọ (Việt Nam).

Trong số các di sản văn hóa phi vật thể trên, Hát Xoan Phú Thọ của Việt Nam được Ủy ban Liên Chính phủ về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể đánh giá rằng nỗ lực của cộng đồng địa phương, cũng như chính quyền các cấp của Việt Nam là những yếu tố giúp duy trì và củng cố sức sống cho di sản này. Vì vậy, Ủy ban đã quyết định đưa Hát Xoan Phú Thọ của Việt Nam từ Danh sách di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp (ghi danh năm 2009) sang Danh sách di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Đây là lần đầu tiên Ủy ban xem xét việc chuyển một di sản từ Danh sách này sang Danh sách khác. 

Liên kết website